Bài nổi bật

Thầy Thế Đi Bán Trứng – Ma Văn Kháng

RadioVn.Com – Ai ơi chớ lấy thầy đồ
– Anh còn nhớ chỗ em vẫn ngồi bán hàng không? Ở khu vực thực phẩm, bên cạnh là cô bé Thuận bán đậu phụ ấy. Anh đi cẩn thận khi qua cái cầu sắt, có chỗ mục ải rồi, khéo tụt chân xuống thì khổ!
Nâng cái làn cói đầy ắp trứng gà lên, ngoắc vào ghi đông chiếc xe đạp, còn cố quài tay ra sau đút một quyển sách dày cộm vào túi quần, thầy Thế mới quay lại nhìn vợ, gật gật đầu:
– Em cứ yên tâm, đừng lo ggì cho anh cả.
– Kìa, đã đi bán hàng lại ccòn mang cả sách đi theo để đọc ! Quyển gì thế ? Không rời ra được à ? Hay là thôi, nghỉ một buổi cũng đã sao nào.
– Chậc! Quyển sách bàn về; văn học của Jean Paul Sartre anh mới mượn được ấy mà. Không sao đâu. Nhưng mà chân em hôm nay thế nào rồi ?
– Hơ lá láng không ăn thua. Nhᅐng giã nghệ đắp lên thì thấy êm êm, không đau nhức nữa, có lẽ chỉ trưa nay là em có thể nhúc nhắc được rồi.
– Nhúc nhắc là nhúc nhắc th? nào. Bong gân, kinh nghiệm rồi, phải án binh bất động ít ra là một tuần.
– Tuổi tác rồi, sơ ý bწớc hụt một cái là mang họa cho cả anh. Thật tình, để anh đi, em áy náy lắm.
Rút phựt cuốn sách ở túi quần sau, chạy vào nhà đặt lên bàn, thầy Thế quay ra, nắm ghi đông xe, quay lại nhìn vợ, mắt hấp háy ánh cười:
– Thế nào, hết áy náy chưaa, đã yên trí chưa ! Ui dào, bán mất quả trứng mà lại toàn khách quen của em ! Khó đến dạåy ngữ pháp Việt Nam, anh cũng còn chẳng sợ nữa là. Thôi, nắng rồi, anh đi đây !
Chiếc xe lăn theo sức đẩy của hai cánh tay gầy.
Đường làng khập khềnh mất một quãng. Lại gặp cây cầu sắt cũ và hai cái làn trứng ngoắc hai bên xe kềnh càng quá nên tay lái có lúc bị kẹt cứng rất khó điều khiển. Nhưng rồi cũng quen, nhất là khi xe đã lăn trên khúc đường nhựa đầu làng.
Tuy vậy, từ đây, thầy Thế có cảm giác ngất ngư như là đang ở trong một thực tại chưa từng được biết đến. Chưa từng biết đến cả đám sương mù dày đặc phủ kín những khu vườn quả, tiếng bánh xe lao vun vút qua hai bên như những sinh vật đang ra sức bày tỏ ý chí của mình bằng hành động. Chưa từng biết đến, rồi sẽ có lúc mình bước vào cuộc mưu sinh, nghĩa là tạo ra một bản chất mới cho mình, bằng việc đi chợ bán hàng thay vợ như lúc này.
Hừ, sáu mươi hai tuổi, rời bục giảng đã hai năm trời, là người lao động tự do rồi, thế mà mới nhớm chân vào cuộc kiếm sống đã thấy ngượng ngập, lạ lẫm quá ! Nhâm, vợ thầy, giản dị hơn. Mới buông viên phấn, vở soạn bài một tuần, cô đã thon thón hai đầu đòn gánh hai sảo giá đậu ra chợ xã, tìm chỗ ngồi, hớn hở chào mời: “Em mua giá cho cô đi. Giá cô ngâm nước sạch đấy !”. Ấy thế ! Phụ nữa chính là bản thân cuộc sống tự nhiên vậy. Họ ở trong lòng nó, họ sống với nó. Ngơ ngác là cái anh đàn ông. Dang dang dở dở là cái anh đàn ông. Ngang ngang ngửa ngửa là cái nhà ông giáo về hưu ở thôn quê ! Ở đây trẻ con chẳng cần học thêm làm gì. Chúng đào đâu ra tiền để trả công cho thầy. Mà thầy thì ngoài công việc dạåy trẻ con học ra còn làm gì nên ? Quét cái nhà còn bẩn. Giặt quần áo xong, vợ còn phải giũ lại. Cả đời mới chỉ làm đến chức tổ phó công đoàn phụ trách thu đoàn phí mà cứ nhầm lẫn lung tung cả. “Chỉ được mỗi cái tài dạy văn, chỉ được mỗi cái đầu ngẫm nghĩ giỏi hơn người thôi, ông ơi”. Cô giáo Nhâm rên, trách yêu chồng. Trách yêu thật ! Vì học trò trong lớp ngồi nghe thầy giảng mà cứ như nhập đồng vào một thế giới khác. Mê mẩn cả tâm trí, có đứa mắt gà sắp ngủ, bị hỏi còn đổ tại vì thầy dạy hay quá. Trách yêu thật ! Vì đó là cái đầu có sức nghĩ sức cảm sâu xa khác thường, như nhìn hoa hồng thấy sự thủy chung, nhìn quả trứng thấy con gà sắp nở và cái lý sự con gà có trước hay quả trứng có trước?
– Chào thầy Thế ! Thầy thhay cô đi chợ đấy à ?
Chiếc xe như vấp phải vật chắn. Nhìn sang ngang, thầy Thế cố giữ vẻ tự nhiên. Lời chào hình như phát ra từ một cái quán bên đường túm tụm bốn năm người đang vây quanh cái bàn cờ tướng vẽ trên nền đất. Hình như thôi, vì thấy trong đám đông chơi cờ ở quán nọ, hình như có bộ mặt xấc xược của Khởi, gã thuế vụ, tên học trò bất trị ngày xưa của thầy. Hình như thôi, vì nó giống như tâm trạng thầy phát ra và giống như một lời đồng vọng vẳng tới và ngay sau đó, nghe thấy tiếng còi xe máy thúc ở phía sau, thầy liền gật đầu nhẹ một cái để giữ phép lịch sự rồi đẩy xe đi, cảm giác như đã bước lên bục giảng, nghĩa là vào cuộc rồi.
Sương đang bốc lên từ mặt đất như một hồn thơ phiêu lãng. Bên trái là dãy hàng quà sáng nhộn nhịp đông ken thực khách. Phở, bún, bánh cuốn, mì vằn thắn, bún chả, xôi giò, bánh bao ngào ngạt mùi vị. Như một vế đối, để chứng tỏ rằng sau cái ăn là cái mặc, đối diện với dãy hàng quà là dãy quần áo mùa đông đang ra sức phô trương màu sắc và kiểu loại. Treo trên dây căng, mắc áo, chất chồng tú ụ từng đống như rau dưa, hoặc gấp nếp xếp từng hàng tăm tắp là áo quần đủ kiểu, từng măng-tô, vét khuy chéo, bu-dông, tới sơ mi áo lót, su chiêng, quần xịp của các hãng nội địa, của Mỹ, Thái, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Chợ quê mà sang quá ! Đang cữ rét, hàng nào cũng đông. Nhất là hàng thùng, hàng second – hand. Trông hơi cũ một tí nhưng chất liệu vải ngoại, kiểu dáng và màu sắc lạ mắt. Dãy hàng này vừa xuất hiện ở bên cổng chợ đã như một tứ thơ rủ rê hồn người, khiến thầy vội bóp chặt tay phanh để hãm chiếc xe trứng vì mải nhìn mấy cái áo quần nọ, suýt nữa thầy đâm phải một gánh rổ rá ở bên phải đường.
“Chỗ này đây !”.
Như đã tìm được chủ đề của bài thơ, thầy Thế cho dừng xe đúng vào khoang đất trống ở đầu dãy hàng thực phẩm tươi sống. Dựng chân chống, mắm môi mắm lợi, nhưng gượng nhẹ nhấc hai chiếc làn ra khỏi ghi đông xe, đặt xuống đất, thầy thở phào. Thật khéo, vừa lúc một thiếu nữ áo len màu huyết dụ, tóc búi cao, mặt nhẹ nhõm, chạy từ trong chiếc lều lợp tôn ra, miệng kêu liên tiếp: “Để em đỡ một tay”, rồi hai tay hai làn trứng nhanh nhẹn xách vào.
– Chỗ ngồi của cô em ? đây ạ. Em tên là Thuận, học trò cũ của cô. Thầy dạy lớp trên, chắc thầy không biết em đâu. Cô đau thế nào, hả thầy ? Thầy vào trong lều này, ngồi nghỉ, để em xếp trứng ra đã.
Nhanh nhảu và khéo léo quá. Thò tay vào trong làn, nhấc ra, lần nào cũng như lần nào, năm quả trứng xinh một ổ gọn trong bàn tay xòe của Thuận lại được đặt êm ru xuống lòng một cái sảo tre lớn. Lúng túng, thầy Thế chỉ còn biết đứng nhìn. Rồi sau một lần Thuận giụåc nữa, thầy đành bước vào trong lều.
– Trứng bán thế nào đây ?
Hàng vừa bày xong đã có khách. Nhìn ra, thầy Thế thấy khách là một thiếu phụ, váy dài xẻ cạnh, áo măng-tô tím, kính râm to, vai tòng teng ví đầm, điệu bộ đài các. “Câu khai đề thế là đã có rồi đây”, thầy Thế nghĩ vui vẻ, nhưng chưa kịp đáp, Thuận đã ngẩng lên, nhanh nhảu:
– Trứng tươi lắm. Cô mua mở hàng cho cháu đi.
– Tươi hay là ung thối ?
– Bốn trăm quả, cháu soi kkhông sót quả nào. Quả nào cũng trong suốt, không hề có tí tia dây nào.
– Không khéo bị mày lừa, tr?ng gà ta không mua lại mua phải trứng gà Tam Hoàng thì bỏ mẹ.
– Cô ơi, trứng gà Tam Hoàng trônng cái là biết ngay chứ. Trứng gà ta hai đầu nó thon thon thế này cơ mà.
Kéo váy, người thiếu phụ ngồi xuống. Môi bìu bĩu như phải làm một việc cực chẳng đã, tay trái ôm ví, bàn tay phải có hai cái nhẫn mặt ngọc to sều, xanh đỏ cạnh nhau, lần rờ trên sảo trứng, rồi bất ngờ giật lên như chạm phải gai, chùi vào cạp sảo, nhăn nhó.
– Khiếp quá, trứng dính c? *** à ? Trứng này thì bán bao nhiêu ?
– Cô ơi, cô cứ đi khắ;p chợ mà xem, chả có hàng nào được như của cháu đâu. Cô lấy cho cháu đi. Đúng giá mười ba, cô ạ.
– Mười ba ! Mày bán cho ai giá &đấy ?
– Cô ơi, giá ấy là mềm nh&ất rồi đấy, cô ạ.
– Đừng có qua mặt tao. Rannh con ! Nói thách tao vạch vào mặt bây giờ. Chín rưỡi!
Quái, sao lại có cảm giác như đang đọc một đoạn kịch ấy nhỉ ? Thầy Thế nheo mắt. Thầy nhận ra cái mặt vênh vênh, cái điệu bộ, cái giọng nói ngoa ngoắt của ả khách kia có nét quen quen. Hay là cô ta từ một trang văn nào đó bước ra
– Tao cho mày nói lại. Bao nhiêu ?
– Cháu không nói thách đâu cô ạ..
– Thì một chục chẵn ભấy. Mày định chém đẹp tao bao nhiêu nữa, hả con ranh ?
– Cô ơi, cô chửi thì cháu nghe, chứ không có giá ấy cô ạ. Cô xem trứng cháu mười quả như cả mười. Cô cứ lấy đi. Nếu cô mua ở đâu rẻ hơn thì cô đến giả lại cháu, cháu xin làm con cô.
Hừ, một tiếng kêu đau đớn là dấu hiệu của nỗi đau. Nhưng, một tiếng hát đau đớn thì vừa chính là nỗi đau, vừa là cái gì cao hơn nỗi đau. Thầy Thế nghĩ tới câu văn trong một cuốn sách lý luận văn học và nhìn theo người khách đàn bà nọ quay ngoắt đi. Thầy bỗng chưng hửng vì Thuận vừa phủi tay đã chửi ả nọ là con đĩ mới sớm ra đã ám hàng bà, vừa xé mảnh giấy báo, bật lửa đốt, huơ trên mặt hai sảo trứng, miệng lầm nhầm như đọc thần chú, rồi bất thình lình nhấc một bên chân ném tờ giấy đang cháy nọ qua háng mình. Động tác đốt vía đốt vang ấy là lạ với thầy Thế, nhưng thầy nhận ra nó đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Chẳng khác gì một nhân vật kịch từ cánh gà bước ra sân khấu, khách là một người đàn ông đội mũ cối từ hàng bên đã bước tới. Và ông mới chỉ kịp nói: “Cho tôi ba chục quả nào”, thầy Thế đã bật reo to: “Kìa, ông chủ tịch Quát”.
– Ôi, thầy Thế ! Sao lại gặp thầy ở đây nhỉ ?
Thuận cười cười:
– Để em nhặt cho bác ch? tịch huyện nhé. Thầy cứ nói chuyện với bác đi
– Chủ tịch huyện gì n?a đâu. Về hưu nửa năm nay, giờ là phó thường dân rồi. Nghĩ cũng có cái sướng của nó, thầy Thế ạ. Cô đâu mà thầy phải đi chợ ?
– Nhà tôi bước hụt xu?ng cãi rãnh nước, bị bong gân chân. Thế em Tường có được đơn vị cho nghỉ phép Tết không, bác ?
– Dạ, em nó mới về hôm quua. Tít tịt Trường Sa, lại đang lúc phải trực chiến, được về phép coi như đơn vị khen thưởng. Cháu nó được phong trung úy rồi. Về đến nhà là hỏi thăm thầy cô. Để tối nay em nó sang thăm thầy cô nhé.
Ba chục quả trứng đã được bọc gọn trong túi ni lông trao cho khách. Thuận nhận tiền, dúi vào túi áo vét của thầy Thế, khe khẽ: “Thầy giữ cẩn thận. Kẻ cắp ở đây sẵn lắm đấy !”.
Nắng đã hoe vàng trên nóc các ngôi chợ xây. Ông Quát đi thì lớp khách khác đến. Đến cùng một lúc những ba người. Đến là ngồi xuống tự chọn, rồi móc túi trả tiền, không mà cả, so đo. Chà ! Ba người này vừa đi thì dồn đến mấy người khách đi xe mini, đi xe máy. Thì ra đa phần là khách quen. Khách quen là khách nhớ nhà hàng, là khách tin cậy. Tin cậy ở cô giáo. Cô giáo không bao giờ sai ngoa. Khách quen đến là bảo đếm hộ chục quả, hai chục quả không yêu cầu chọn lựa. Có người đến trả nốt tiền hôm qua còn thiếu. Cũng có người nắc nỏm khoe rằng hôm qua mua được mấy quả hai lòng hoặc hẹn ngày ấy ngày nọ để dành cho mấy chục quả thật tươi. Cũng có nhiều người trả tiền xong, ngửng lên nhìn mặt Thuận, mới ngơ ngác: “Ủa, hôm nay cô giáo Nhâm đi đâu mà mày lại bán thay cô, hả con ?”.
Trong cái dồn dập của văn cảnh, thầy Thế có cảm giác như đây là một câu chuyện ăm ắp các chi tiết nghệ thuật làm mê mẩn người đọc mà thầy chỉ là kẻ quan sát. Nói đúng hơn thầy chỉ là cái túi đựng tiền mà cô bé Thuận ních vào mỗi lúc một đầy. Thầy là cái túi. Ý nghĩa ấy khiến thầy bất giác nhớ tới một câu triết lý trong cuốn sách thầy vừa đọc của Jean Paul Sartre: “Điều đáng kể trong cái lọ lục bình là cái rỗng không ở giữa”.
Chà ! Xung quanh cái rỗng không, tức thầy Thế, đầu óc toàn tư tưởng và kiến thức sách vở, lúc này là bức tranh sinh hoạt đầy màu sắc lạ lùng mà bây giờ thầy mới nhận ra. Đúng là cái tổ ong nhộn nhịp, tấp nập một cuộc sống thường nhật lý thú mà thầy chưa bao giờ để ý tới. Tíu tít người qua kẻ lại, huyên náo tiếng nói tiếng cười, lời gắt gỏng, câu rủa xả. Hàng rau, hàng măng, hàng cà, hàng bí, hàng bầu san sát chen nhau. Dưa hấu được mùa tròn thu lu to như cái nồi đất. Những bó măng tươi vàng ươi ưởi. Cà rốt đỏ gạch. Cà chua đỏ hồng. Trắng phau là những rổ cà pháo đầy có ngọn và xanh tươi đủ các sắc độ là đậu côve, rau cải, rau ngót và cải xoong. Bên hàng thịt hàng cá nối tiếp đó cũng chẳng kém phần chen đua.
Thầy Thế có cảm giác bị lạc trí. Ôi ! Lại cũng là cái thói quen và tài nghệ nhìn quả trứng thấy con gà cùng mệnh đề triết học: con gà có trước hay quả trứng có trước và bên kia hoa hồng là sự chung thủy, thầy nhận ra cái khung cảnh chợ búa tạp nhạp, nhỏ nhặt vui vẻ và thiết cốt hóa ra là một hiện thực phản ánh trong nó tính đa dạng muôn màu của cuộc sống và thầy bao lâu nay có vẻ như chỉ là một khách du đứng bên lề đường !
Ánh nắng một ngày đông tận đã tưới lên khu chợ một sắc vàng màu mỡ.
Người mua kẻ bán lúc này đều như đã vào guồng, nhịp nhàng trong một hoạt động hài hòa. Nhìn hoạt cảnh này, thầy Thế nghĩ, đúng như người xưa đã nói, những việc khó nên được hoàn thành vào lúc dễ, nên bây giờ tất cả đã trôi chảy, hoàn bị như một tác phẩm thơ kiệt xuất, nghĩa là không thể làm được cái gì hơn thế nữa.
Nhưng vào quãng mười giờ hơn, khi hai sảo trứng chỉ còn ba chục quả thì giống như vĩ thanh của một câu chuyện, trước mắt thầy Thế lại là người khách nữ mặc váy dài đen đã xuất hiện ở đầu buổi chợ. Câu chuyện chưa xong đâu. Đầu vở kịch có khẩu súng thì cuối vở kịch sẽ có tiếng nổ. Đó là quy tắc nghiêm ngặt của nghệ thuật. Ở đời cũng vậy chăng ?
– Ai bán trứng đi đâu r?i ?
Người thiếu phụ kênh kiệu hỏi, lồ lộ vẻ hoang mang.
– Tôi đây.
Lần này thì thầy Thế xưng danh. Thuận đã phải quay sang bán món hàng đậu phụ của em.
– Còn toàn trứng ôi. Chín mưပi tất cả, tôi lấy nốt.
– Vâng, cô lấy đi.
Đúng là đi vàng về xanh, đi hơn về kém. Người đàn bà kéo váy ngồi xuống, đưa tay ngót trứng vào cái túi vải in hình Con vịt Đô-nan nhãn hiệu Mỹ. Rồi phủi tay đứng dậy móc ví lấy tiền. Trong động tác đứng lên, cái kính râm như dán vào mắt bỗng trễ xuống, hai con mắt chị đột ngột hất cái nhìn như hai tia chớp vào gương mặt người đàn ông bán hàng. Thốt nhiên, thầy Thế như muốn giật lui một bước. Giây phút giao nhau của hai luồng mắt chấm dứt bằng việc thầy Thế ngoảnh sang bên tìm Thuận, lơ ngơ như cầu cứu và người đàn bà vội xách túi trứng đi. Thuận ngoảnh ngay mặt lại, hơi bất ngờ:
– Thầy Thế, sao thầy bán rẻ thế ?
– Ờ ờ…
– Bán thế thì lỗ vốn th#7847;y ạ.
– Ờ ờ…
– Kìa, thầy cầm lấy ti?n con mẹ ấy nó trả ở sảo trứng đi. Nghèo rớt mồng tơi mà điệu chảy nước ra ! Cáo chết ba năm lại quay đầu về núi. Em biết ngay mà.
Đúng là nước vừa chảy vừa nương theo những chỗ gồ ghề ở đáy sông. Ngẩn ngơ vì một mệnh đề cổ văn vừa sực nhớ, thầy Thế cứ để mặc Thuận vừa càu nhàu vừa vơ số tiền nọ đút vào túi áo thầy.
– Ơ kìa, cô Nhâm.
Quay lại, ra khỏi tất cả mọi ý nghĩ vẩn vơ, thầy Thế nhận ra vợ mình tay dắt xe, chân tập tễnh đang đi tới trong tiếng reo vui của cô bé Thuận.
– Cô xem, thầy em có duyên bán hàng cchẳng kém cô đâu. Hết sạch cả mấy trăm quả rồi đấy !
Cô giáo Nhâm quệt một giọt nước mắt tưởng tượng ở gò má, sụt sịt:
– Nằm ở nhà sốt ruộ;t quá. Cô cám ơn em Thuận.
Rồi quay sang chồng, giọng cô sụt hẫng nao nao:
– Anh nghỉ đi. Để cácc thứ đấy em thu dọn cho.
Thầy Thế đứng ngây. Cái gì vừa xảy ra nhỉ ? Gái thương chồng đang đông buổi chợ. Bên kia màu hồng của hoa là biểu trưng của tình chung thủy. Quả trứng đã nở thành con gà. Cuộc đời không thể là cái chợ lộn xộn đâu. Tất cả đều có trật tự
lô-gích của nó đây. Và chung quy, con người vẫn là kẻ cần được sự thương yêu, nâng đỡ của đồng loại ! Mải nghĩ ngợi, cho tới lúc vợ thầy giật tay thầy hỏi: “Có chuyện gì thế, hở anh ?” thầy mới nhìn vào cặp mắt vợ, lòng dâng lên nỗi xôn xao trắc ẩn, ngập ngừng:
– Nhâm à, em có nhớ cái Tý Tửu không? Con bé loắt choắt, mồ côi cha mẹ ấy. Ở với vợ chồng anh trai, nó bị chị dâu hành hạ đến là khốn khổ. Có bận nó bị lột trần, đuổi ra khỏi nhà đã chạy đến nhà mình, anh và em đã cho nó quần áo mặc, cho nó ăn ở nhà mình gần tháng trời. Sau, anh nó buôn ma túy bị đi tù. Chị dâu nó bắt nó phải tiếp khách, nó trốn ra thành phố, ít lâu sau lấy một người Mỹ già. Rồi theo chồng về quê. Vừa nãy anh thấy nó đến mua trứng. Khổ ! Chẳng hiểu nó lênh đênh chân trời góc biển, ba chìm bảy nổi, giờ sinh sống thế nào mà xem ra cũng tội nghiệp lắm.
Tiếng thầy Thế chìm trong tiếng ồn ào của buổi chợ đang cữ đông rồi đột ngột bị ngắt quãng. Thuận vừa chống tay lên sườn, nhìn ra trước cửa hàng, chao chát:
– Ông Khởi, đừng có d? trò hạch sách. Thầy, cô tôi mua vé chợ, đóng thuế chợ đầy đủ rồi !
Trước hai cái sảo tre trống không là gương mặt to như cái tráp của một gã đàn ông. Gã tên Khởi nhân viên thuế vụ tên học trò hư đốn, lười biếng đã bị thầy đuổi học, cách đây hơn chục năm. Thầy đã nhác thấy bóng gã ở cái quán bên đường lúc đẩy xe trứng vào chợ. Giờ, chả lẽ là lúc gã đến quấy rầy thầy và cô. Giờ, chả lẽ theo quy tắc nghệ thuật là nhân vật nổi loạn, cưỡng lại ý định ban đầu của nhà văn ư ?
Không! Không có cuộc nổi loạn của nhân vật. Vì gã đã gật đầu quay đi, vì Thuận đã vừa lườm gã, vừa nhét vào túi gã tờ giấy năm ngàn rồi đập tay vào vai gã, suồng sã quát: “Thôi đi đi, tinh tướng nó vừa vừa thôi !”.
Tác giả: Ma Văn Kháng – Thực hiện: Hùng sơn
Sản Xuất & Biên Tập: VOV

Xem thêm đề xuất

Cafe âm nhạc 12h – Mùa hè

RadioVn.Com – “Đẹp như ánh bình minh bừng lên giữa đêm tối …Đẹp như cánh đồng …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *