Bài nổi bật

Hẹn Với Tử Thần ( Hẹn Với Thần Chết ) – Agatha Christie

Nội dung chính câu chuyện xoay quanh một gia đình người Mỹ với hai thái cực đối lập: một người với niềm đam mê quyền lực, thích áp bức, quản lý cuộc sống của mọi người trong vương quốc bé nhỏ của mình; thái cực còn lại là những con người từ nhỏ đến lớn đều chịu sự kiềm cặp, theo dõi đến mức không còn khả năng tự lập hay sự dung cảm thoát ly ra khỏi thế giới tăm tối đó.
Họ đã có một chuyến du lịch cùng nhau nhưng chuyến du lịch đó đã hoàn toàn thay đổi hoàn toàn cuộc đời và số phận của rất nhiều người. Tội ác đã diễn ra, một “người hung tội phạm” đã nhân danh “cuộc đời” họ, ra tay kết liễu cuộc đời kẻ bạo chúa kia.
Những con người còn sống trong gia đình ấy không những không thương xót mà lại rất dửng dưng, an bình, có chút thở phào nhẹ nhõm, khi được giải thoát khỏi những gông xiềng. Vì đồng cảm, họ đã đưa là những lời nói dối khiến cho vụ án càng đi vào bế tắc. Thế nhưng, sự có mặt tình cờ trong chuyến đi của gia đình ấy của Hercules Poirot đã khiến cho câu chuyện vui của họ không trọn vẹn cho lắm.
Với khả năng phán đoán, phân tích, suy luận vô cùng sắc bén, ông đã dần dần lật mở mọi lời khai để phơi bày hung thủ thực sự ra ánh sáng. Và thủ phạm chắc chắn sẽ khiến nhiều người rất bất ngờ…
Điều tuyệt vời mà Agatha Christie đã mang đến cho độc giả ở đây cũng vô cùng quen thuộc trong nhiều tác phẩm có Hercules Poirot của bà: Đó chính là nghệ thuật phân tích tâm lý cực kỳ ấn tượng. Không chỉ xây dựng, khắc họa nhân vật rõ nét về ngoại hình lẫn tính cách mà mỗi nhân vật đều có một vai trò trong câu truyện, và các nhân vật đều có một mối liên kết vô hình mà càng về sau mới hiện rõ.
Đặc biệt nhất, đó chính là phần phá án tài tình của thám tử Hercules Poirot. Từ những cuộc đối thoại với các nghi phạm xung quanh vụ án, ông đã xâu chuỗi tất cả mọi dữ kiện, những hành động vô cùng phức tạp và đầy nghi ngờ kia lại với nhau để tạo nên một cách phá vỡ thế bế tắc tuyệt vời.
Bằng các lập luận và cách phá án “đảo ngược”, các nghi phạm tự mình thú tội nói dối của mình rồi từ đó, ông đã quay trở lại điểm xuất phát – nơi các lời nói dối bắt đầu – cũng là nơi mà hung thủ đã ra tay hạ sát người đàn bà không-mấy-đáng thương-kia.
Cách khai triển vấn đề, giới thiệu nhân vật của tác phẩm này không hề mới chút nào. Agatha vẫn trung thành với lối viết vô cùng ngắn gọn, súc tích và đầy logic khiến người đọc không cảm thấy mệt hoặc bị đẩy đi ra quá khỏi vấn đề. Mọi tình tiết đưa vào đều có cái lý của nó khiến đọc sách xong, khi đọc lại thì thấy “À, thì ra là thế”.
Cách xây dựng nhân vật cũng rất logic với cốt truyện và liền mạch cảm xúc từ đầu đến cuối. Chỗ này, Agatha Christie đã miêu tả nội tâm nhân vật rất xuất sắc, người đọc có thể cảm nhận rõ điều đó. Các nhân vật đều có chung số phận, đều có chung nỗi căm phẫn và một trong số đó đã hành động. Những người còn lại, như đồng cảm và có chung ý muốn như vậy, đã cùng nhau bao che tội ác đó, nhưng không thể thoát khỏi đôi mắt tinh tường của Hercules Poirot.
Hercules Poirot trong câu chuyện chỉ là người khách đi chung chuyến du lịch nhưng ông vẫn khiến người đọc thích thú với giọng điệu khá hài hước, lời nói đôi khi chêm thêm vài từ tiếng Pháp (ban đầu mình khá khó chịu nhưng sau này khi đọc nhiều tác phẩm của Agatha Christie thì cũng quen rồi, thêm vào đó lại thấy nó khá thú vị). Cách ông phá án cũng rất thông minh: đưa từng người một vào một cái bẫy vô hình để rồi tự họ khai ra hết, phá bỏ các nút thắt, và thủ phạm cũng dần hiện rõ hơn.
Thủ phạm cũng khá là bất ngờ – đúng kiểu Agatha – tuy nhiên xuyên suốt câu chuyện dữ kiện về nhân vật khá ít nên dù khúc cuối có nói ra cũng đọc có vẻ như là để giải quyết tình huống thôi chứ tính thuyết phục chưa được như kỳ vọng lắm.
Phần cuối của câu chuyện thì chẳng có gì bất ngờ – giống như một chương phụ thêm – để ban tặng cuộc sống tươi đẹp cho những con người đã sống khốn khổ trong một nhà tù vô hình gần nửa cuộc đời. Đằng sau sự thông minh, tinh tế của một nhà văn; đó là cả một trái tim nhân ái và cũng khá là lãng mạn.
Bìa sách cũng khá đẹp tuy nhiên không gây ấn tượng lắm đối với mình. Tuy nhiên, nếu xét về phá án có xen lẫn phân tích tâm lý nhân vật, cuốn sách này quả thật là một tác phẩm đáng đọc và mang đậm dấu ấn phong cách Agatha Christie.

Xem thêm đề xuất

Mật Mã Tây Tạng – Quyển 3

RadioVn.Com – Giáo sư Phương Tân hét lên mấy tiếng vào miệng hố, không nghe thấy …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *